Viêm giác mạc là một căn bệnh về mắt có thể chữa trị được dễ dàng. Nhưng nếu như không biết rõ về nó có thể gây nên những hậu quả nặng nề cho người bệnh.
1. Viêm giác mạc là gì?
Giác mạc là một mô mỏng, trong suốt nằm phía trước con ngươi, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ mắt. Với nhiệm vụ bảo vệ mắt của giác mạc thì đây là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên đây cũng là bộ phận rất dễ bị tổn thương bởi các nguyên nhân bên ngoài như bị vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập. Bệnh viêm giác mạc là tình trạng tổn thương ở mắt làm giảm thị lực, triệu chứng nặng có thể gây mù lòa.
2. Dấu hiệu của viêm giác mạc
- Đau nhức: người bị viêm giác mạc thường cảm thấy đau nhức nhối âm ỉ, từng lúc lại dội lên và nếu như có bất cứ tác động nào đến mắt ( như ánh sáng hay va chạm ) cũng làm tăng cảm giác đau.
- Chói và sợ ánh sáng: Khi bắt gặp ánh sáng, người bệnh thường nhắm nghiền mắt lại và cảm thấy chói mắt. Còn với các bệnh nhi, luôn chúi đầu vào lòng mẹ và không giám mở mắt ra.
- Chảy nước mắt: Một trong những triệu chứng của viêm giác mạc là chảy nước mắt khi bệnh nhân tự mở mắt ra được nhưng nước mắt lại chảy dàn dụa.
- Thị lực: Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và vị trí của ổ loét giác mạc, có khi người bệnh chỉ biết sáng tối. Thị lực bị giảm sút đáng kể so với trước khi bị viêm giác mạc.
3. Nguyên nhân của viêm giác mạc
- Người bị chấn thương vùng mắt là một trong những nguyên nhân gây ra viêm giác mạc.
- Bị một vật cứng rơi vào mắt và làm xước giác mạc, khi bề mặt của giác mạc bị tổn thương thì khả năng vi khuẩn hoặc nấm có thể thâm nhập vào giác mạc, gây viêm giác mạc.
- Đeo kính áp tròng cũng sẽ có nguy cơ viêm giác mạc cao hơn vì kính áp tròng dễ bị vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng sống trên bề mặt của nó và lan sang hộp đựng kính
- Có thể do tình trạng thiếu vitamin A
- Do những để bụi, mảnh kính, côn trùng bắn vào mắt, va quẹt vật nhọn vào mắt…
- Do virus, vi khuẩn trong môi trường hoặc lây từ người bệnh lây sang mắt
- Tiếp xúc với nước bị ô nhiễm, nấm và ký sinh trùng, chúng có thể xâm nhập vào mắt và khiến bị viêm giác mạc.
- Lông quặm cũng là nguyên nhân có thể gây viêm giác mạc.
- Một nguyên nhân khác như: virus herpes và virus gây ra bệnh chlamydia
4. Tác hại của viêm giác mạc
Tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là một biến chứng thường gặp, khi đó áp lực trong mắt tăng cao hơn bình thường, người bệnh đau nhức nhiều, nếu kéo dài có thể làm teo thị thần kinh và người bệnh mù vĩnh viễn.
Loét giác mạc
Viêm giác mạc có thể gây viêm nội nhãn, tức là nhiễm trùng lan tỏa ra phần sau nhãn cầu. Đây là một biến chứng nặng khó điều trị bảo tồn được nhãn cầu và có thể gây teo nhãn cầu.
Thủng giác mạc
Viêm giác mạc nếu không được điều trị đúng và kịp thời ổ loét có thể lan rộng và xuống sâu, gây thủng giác mạc, trường hợp nặng có thể phòi tổ chức nội nhãn và phải phẫu thuật để bỏ mắt.
5. Viêm giác mạc kiêng ăn gì?
Đối với những người bị viêm giác mạc, thực phẩm ăn uống hàng ngày có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy người bị viêm giác mạc kiêng ăn gì và nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả?
Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm giác mạc có thể ăn uống như bình thường mà không cần phải kiêng quá nhiều thực phẩm. Tuy nhiên, có một số thực phẩm mà họ nên hạn chế/tốt nhất không nên sử dụng:
- Chất kích thích, bia, rượu, thuốc lá,… là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi viêm giác mạc kiêng ăn gì. Rượu, bia uống ít sẽ có lợi ích cực kỳ to lớn đối với sức khỏe. Nhưng nếu lạm dụng chúng, người bệnh sẽ nạp thêm những chất (cồn, chất gây ung thư có trong thuốc lá) có hại cho cơ thể và tất nhiên là mắt cũng bị ảnh hưởng.
- Những loại gia vị cay, thực phẩm cay như ớt, hạt tiêu, gừng cũng nằm trong danh sách thực phẩm những người viêm giác mạc cần kiêng ăn, vì chúng có thể kích thích tình trạng viêm.
- Kiêng thực phẩm sống như nem chua, gỏi,.. cũng là câu trả lời cho thắc mắc viêm giác mạc kiêng ăn gì. Khi bị viêm giác mạc, sức đề kháng của người bệnh giảm, bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm khuẩn nếu ăn các thực phẩm này.
6. Cách điều trị viêm giác mạc
Viêm giác mạc được điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, nếu là do chấn thương nhẹ, chẳng hạn như xước giác mạc, bác sỹ có thể chỉ định thuốc mỡ kháng sinh tra mắt.
Viêm giác mạc do virus herpes simplex hoặc virus gây bệnh zona, người bệnh được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống kháng virus, hoặc là cả hai. Viêm giác mạc do vi khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, bác sỹ sẽ kê đơn kết hợp các loại kháng sinh, người bệnh thường được kết hợp một kháng sinh đường uống cùng kháng sinh bôi hoặc nhỏ. Nước mắt nhân tạo thường được sử dụng trong trường hợp viêm giác mạc do khô mắt.
Viêm giác mạc do bệnh tự miễn được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt corticosteroid tại chỗ. Ngoài ra, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các yếu tố gây viêm giác mạc, chẳng hạn như kính áp tròng, ánh sáng mặt trời, các chất hóa học…
Nếu được phát hiện sớm, đa số trường hợp viêm giác mạc do nhiễm trùng đều được chữa khỏi và không ảnh hưởng tới thị lực. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh viêm giác mạc, bạn nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Một số lưu ý khi điều trị viêm giác mạc:
- Không nên băng kín mắt vì đó là điều kiện các vi sinh vật phát triển mạnh hơn.
- Nên đeo kính mát giúp bảo vệ mắt tránh những kích thích từ môi trường
- Không nên đeo kính áp tròng hay trang điểm trong quá trình điều trị
Tránh dụi mắt hay những vật thể có tác động đến mắt.
Bài viết trên của tạp chí đàn ông đã cung cấp thêm thông tin cần biết cho độc giả về bệnh viêm giác mạc hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc điều trị và phòng tránh căn bệnh này nhé!
"Chú ý: Thông tin được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua việc tham khảo, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức lý thú"