Nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ sẽ giúp bệnh nhân và những người xung quanh có phương pháp chữa trị phù hợp và phòng tránh kịp thời tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
1. Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ
Ngứa xung quanh hậu môn
Có cảm giác ngứa xung quanh hậu môn, đây chính là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người mắc bệnh trĩ. Người mắc bệnh trĩ thường xuyên phải đối mặt với sự ngáy ngáy kèm các cơn đau rát liên tục do các dịch nhầy ở hậu môn tiết ra. Đôi khi người bệnh còn cảm thấy cảm giác ướt ác ở hậu môn và vùng lân cận do búi trĩ lòi ra bên ngoài.
Hậu môn dễ bị kích ứng và đau
Nếu bạn cảm thấy khó chịu và đau rát ở vùng hậu môn nhất lá khi ngồi xuống hay cọ xát với quần áo thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh trĩ đấy. Tuy nhiên, có các bệnh liên quan đến dấu hiệu này bệnh nứt kẽ hậu môn hay áp xe hậu môn. Do đó khi thấy dấu hiệu này cần hết sức lưu ý.
Hậu môn sưng có khối u
Bị sưng ở hậu môn, có khi có khối u, hậu môn sưng đau có thể xuất hiện ở bất cứ ai, không kể giới tính hay tuổi tác. Sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch trĩ ở hậu môn sẽ gây đau đớn và sưng viêm bên ngoài hậu môn, nếu để lâu dần sẽ hình thành các khối u nhỏ và to dần. Triệu chứng bệnh trĩ này tăng dần ở các cấp độ nặng.
Rò rỉ phân
Rò rỉ phân là hiện tượng phân ở trực tràng són ra ngoài liên tục khi người bệnh đang ngồi làm việc, vui chơi hay thậm chí là nằm yên nghỉ ngơi thư giãn. Ở mức độ nhẹ, phân són ra chỉ đủ để làm bẩn quần lót, tuy nhiên khi bệnh tình chuyển biến nặng, phân có thể són ra liên tục và bệnh nhân hình thành bệnh đi ngoài không tự chủ.
Đau khi đi đại tiện
Khi đại tiện thấy đau là dấu hiệu thường hay bị nhầm với bệnh táo bón. Với những người táo bón kinh niên thì đây được xem là biểu hiện vô cùng bình thường. Tuy nhiên táo bón kéo dài chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, bởi vì việc dùng quá nhiều sức khi đi đại tiện có thể dẫn đến việc rách niêm mạc hậu môn. Ngoài ra, khi bị bệnh trĩ, các búi trĩ chèn ép ở hậu môn, khiến việc đại tiện gặp khó khăn, cọ xát với phân sẽ gây đau đớn cho người bệnh.
Đại tiện ra máu
Xuất hiện máu trên phân hoặc giấy vệ sinh, thường thì hiện tượng đại tiện ra máu bị nhiều người bỏ qua, vì nghĩ rằng đây là sự bốc hỏa nhất thời trong cơ thể. Tuy nhiên đại tiện ra máu chính là dấu hiệu của bệnh trĩ, ở trường hợp nhẹ thì máu có thể dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Tuy nhiên khi bệnh chuyển biến nặng, máu có thể phun thành dòng từ hậu môn xuống phía dưới, nếu bệnh nặng hơn nữa thì cứ mỗi khi ngồi xuống đi đại tiện thì máu tự nhiên chảy ra thành dòng.
2. Cách trị bệnh trĩ tại nhà
Cây thiên lý
Thiên lý là một loại cây dễ trồng và dễ tìm thấy, cũng như cách sử dụng đơn giản cho nên được sử dụng rất nhiều cho những người mắc trĩ. Tác dụng của nó là dùng để giải nhiệt trong cơ thể, đồng thời để ngăn chặn triệu chứng chảy máu và đau rát hậu môn. Cách dùng như sau:
Lấy lá thiên lý còn non, rửa sạch, sau đó giã nhuyễn với muối, thêm vào một ít nước đun sôi để ấm, rồi lọc chỗ nước của hỗn hợp đó. Và dùng bông băng thấm vào chỗ nước đã lọc được đó, băng lên các búi trĩ, ngày làm 1- 2 lần. Kết hợp với đó là uống nước lá thiên lý tươi mỗi ngày. Người bệnh kiên trì làm trong vài ngày là thấy kết quả.
Rau diếp cá
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất vì rau diếp cá được dân gian coi là một trong những thần dược để điều trị căn bệnh này.
Rau diếp cá lá loại rau phổ biến và hầu như ai cũng biết, cho nên rất dễ tìm. Đây là loại rau cung cấp nhiều chất xơ, cho nên rất tốt cho người bị trĩ. Người bệnh có thể dùng rau ăn để ăn sống thay cho rau ăn kèm hàng ngày.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể lấy rau diếp cá giã nhuyễn lấy bã đắp lên các búi trĩ. Nhưng để hiệu quả cao hơn, nhất là với những người bị trĩ ngoại, phải chịu nhiều đau đớn thì nên lấy rau diếp cá đun sôi, xông hơi hậu môn khi nước còn nóng, đến khi nước nguội thì lấy để rửa hậu môn. Đây là một bài thuốc tốt và có hiệu quả cho nên người bệnh cần phải kiên trì.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh cũng là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, cho nên cũng được đánh giá là một trong những bài thuốc chữa trĩ hiệu quả. Cách dùng cụ thể như sau:
Chọn quả đu đủ xanh, còn tươi và có nhiều nhựa. Cắt đôi trái đu đủ xanh, đến khi đi ngủ thì buộc hai nửa quả đu đủ vào hai bên cẳng chân, cứ để như vậy cho đến sáng hôm sau. Nhựa của đu đủ sẽ có tác dụng làm các mạch búi trĩ co lại.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể lấy đu đủ xanh nấu canh ăn hàng ngày. Vì nó có nhiều chất xơ cho nên sẽ rất tốt cho người bệnh, khiến cho việc đi đại tiện được dễ dàng hơn.
Cây lá bỏng
Người bệnh có thể lấy một ít lá bỏng khoảng 6g và 6g rau sam sắc nước uống hàng ngày hoặc cũng có thể nhai sống. Kiên trì trong một khoảng thời gian nhất định các triệu chứng bệnh sẽ suy giảm đáng kể.
Dầu dừa
Sử dụng dầu dừa trị bệnh trĩ mang lại cho mẹ cảm giác thoải mái, dễ chịu bởi tác dụng làm dịu da bổ sung nhiều chất chống oxi hóa cho cơ thể, gia tăng độ bền của tĩnh mạch. Dầu dừa dùng để chữa trị ngoại.
Cách sử dụng: Vệ sinh sạch vùng hậu môn bằng nước muối sau đó thấm dầu dừa vào bông gòn và chấm trực tiếp lên búi trĩ. Duy trì cách làm này 2- 3 lần 1 ngày những cơn đau do khối u trĩ hay bị viêm sẽ thuyên giảm đáng kể.
Lá trầu không
Theo các nghiên cứu khoa học gần đây cứ 100 gam lá trầu không thì sẽ chứa tới 2.4% tinh dầu, khi thoa lên sẽ làm mềm thành mao mạch, để búi trĩ có thể tự thụt vào được, hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm.
Ngoài ra, lá trầu không còn thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, giúp cho quá trình tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn trong cơ thể tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng.
Cách sử dụng: 20 lá trầu không bản to rửa sạch. Đun sôi nước, cho lá trầu và chút muối ăn. Tắt bếp. Sử dụng nước trầu để xông hơi. Khi nước bắt đầu nguội dần nhưng còn ấm, dùng nước này ngâm hậu môn và dùng lá trầu không cọ rửa nhẹ nhàng để tăng tính diệt khuẩn. Kiên trì thực hiện hằng ngày, sau 1 tháng sẽ thấy các búi trĩ sẽ dần teo lại.
3. Cách phòng bệnh trĩ
Không nên ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu một chỗ
Việc đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ có thể sẽ khiến cho sức ép bị đè lên vùng xương chậu lớn. Áp lực vùng tĩnh mạch hậu môn tăng cao là một trong những nguy cơ gây nên bệnh trĩ. Hơn nữa, việc đứng hoặc ngồi quá lâu cũng sẽ khiến cho máu bị ứ trệ đồng thời làm căng phồng cách tĩnh mạch tại vùng hậu môn.
Không nhịn đi vệ sinh
Không nên nhịn đi vệ sinh và tập cho mình thói quen đi vệ sinh vào một khoảng thời gian cố định hàng ngày. Nhịn đi vệ sinh có thể sẽ khiến cho phân của bạn bị tích tụ lại lâu trong ruột và sẽ khiến cho phân bị khô cứng, việc đi ngoài cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Khi đi ngoài có thể sẽ bị trà sát mạnh vào tĩnh mạch ở vùng hậu môn và đặc biệt là bạn thường xuyên phải rặn mạnh sẽ khiến vùng hậu môn bị tăng áp lực mạnh hơn làm cho các tĩnh mạch bị phình to ra và đây cũng chính là một trong những cách phòng bệnh trĩ bạn nên chú ý.
Ăn uống đúng giờ
Ăn uống đúng giờ tránh bỏ bữa và hãy nên thay đổi lịch trình của các thói quen ăn uống của bạn bởi nó rất có thể sẽ khiến bạn bị mắc chứng khó tiêu và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Uống nhiều nước
Nên uống nhiều nước trong bữa ăn nhằm thúc đẩy hệ tiêu hóa tốt hơn đồng thời giúp bạn ngăn ngừa xơ cứng của phân trong cơ thể bạn. Bạn có thể uống nước lọc hoặc những loại nước ép trái cây, rau củ… điều này sẽ giúp bạn cung cấp cho phân nhiều độ ẩm, làm cho phân mềm hơn và đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn trong quá trình đi đại tiện. Nên đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là cách phòng tránh bệnh trĩ hữu hiệu.
Thường xuyên tập luyện thể thao và duy trì một trọng lượng lớn ở mức độ cho phép, duy trì những hoạt động thể thao ở mức độ vừa phải như đi bộ, bơi lội,… sẽ giúp cho nhu động ruột của bạn được hoạt động tốt hơn và đây là cách phòng chống bệnh trĩ có thể xảy ra.
Bài viết trên của tạp chí đàn ông đã cung cấp thêm thông tin cần biết cho độc giả về dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh trĩ hy vọng sẽ giúp ích độc giả nhé!
"Chú ý: Thông tin được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua việc tham khảo, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức lý thú"