Nguyên nhân, triệu chứng và dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày

0
1099

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao với khoảng 800.000 người trên toàn thế giới tử vong mỗi năm. Hãy cùng tạp chí đàn ông tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và chế độ dinh dương của người bị ung thư dạ dày nhé!

1. Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình bạn từng có một người mắc bệnh ung thư dạ dày, hãy cẩn thận đi khám sàng lọc sớm vì bệnh này có liên quan đến các yếu tố di truyền với tỉ lệ tương đối cao. Khi trong nhà có người bị ung thư, thì việc thế hệ sau mắc bệnh là khả năng có thể xảy ra.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Đây là một yếu tố rất quan trọng liên quan đến nguy cơ gây ra ung thư dạ dày, bao gồm: Ăn uống thất thường, ăn quá nhiều, ăn uống kiêng khem quá mức, ăn tối quá no, ăn uống không đủ sạch, ăn thực phẩm quá lạnh, không biết cách để giữ ấm dạ dày.

Hút thuốc, uống rượu và những hành vi có thể gây ra sự kích thích lên thành dạ dày rất lớn, từ đó sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Người bị viêm dạ dày mạn tính

Xác suất của căn bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành ung thư là tương đối cao. Bởi vì khi bị bệnh, chức năng dạ dày ở bệnh nhân thuộc nhóm này bị suy yếu đáng kể, vi khuẩn của dịch dạ dày sẽ tăng lên nhiều hơn, dễ dàng tổng hợp thành các hợp chất có tên là nitroso. Các hợp chất này đã được chứng minh là gây ung thư.

Trong những trường hợp bình thường, viêm dạ dày teo (co thắt) có nhiều khả năng trở thành ung thư, đặc biệt phải chú ý nhiều nhất chính là nhóm những người có triệu chứng bệnh ở mức nghiêm trọng hơn so với bình thường.

Nguyên nhân, triệu chứng và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Nguyên nhân, triệu chứng của ung thư dạ dày

Bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP)

Hầu hết bệnh nhân bị ung thư dạ dày đều đồng thời bị nhiễm khuẩn virus HP, do vậy, nếu bạn được kiểm tra phát hiện có dấu hiệu này thì cần phải đặc biệt chú ý hơn.

2. Triệu chứng của ung thư dạ dày

Đau dạ dày dai dẳng

Khi dạ dày bị viêm loét thì sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn đau. Tuy nhiên, những cơn đau này thường không liên tục, lúc có lúc không và chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn vài giờ.

Thế nhưng, nếu nó là dấu hiệu ung thư dạ dày thì cơn đau thường xuyên và dai dẳng hơn. Các cơn đau cũng trở nên quặn thắt, dữ dội chứ không âm ỉ như lúc đầu. Khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu này thì bạn cũng không nên chủ quan mà cần đi khám ngay nhé.

Nôn hay đại tiện ra máu

Khi bị ung thư dạ dày, máu trong phân sẽ có màu nâu sẫm hoặc đen do máu bị tác động của men tiêu hóa. Còn khi nôn mửa thì máu sẽ có màu đỏ tươi đôi khi có lẫn cặn bã từ phần thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn.

Mặc dù nôn hoặc đại tiện ra máu không chỉ do ung thư dạ dày gây ra, bởi viêm ruột, viêm đại tràng đều có thể dẫn đến triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, khi thấy dấu hiệu này thì cho dù là mắc bệnh gì cũng cực kỳ nguy hiểm nên cần đi khám ngay.

Trướng bụng đầy hơi

Triệu chứng này xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh của bệnh nhân ung thư dạ dày. Có trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có biểu hiện trướng bụng đầy hơi rõ rệt. Tình trạng này thường xảy ra trong những thời điểm yên tĩnh. Khi hoạt động thể thao, phân tán tư tưởng, triệu chứng này mất đi nhưng vẫn khiến hiệu quả điều tiết ăn uống của bệnh nhân suy giảm.

Chán ăn, ăn không ngon

Bạn cảm thấy rất đói nhưng chỉ mới ăn được một ít thì cảm giác đói và thèm ăn mất hẳn. Phó giáo sư – Tiến sĩ Umut Sarpel, bác sĩ giải phẫu chuyên khoa ung thư tại bệnh viện Mount Sinai ở New York thì đây là chứng “no sớm”, một trong những dấu hiệu của ung thư dạ dày.

Đặc biệt, nếu bạn ăn ít nhưng vẫn cảm thấy nhanh no hơn trước đây thì cần đi khám chứ không nên chủ quan bỏ qua.

Ợ chua, nóng ruột ( nóng dạ dày)

Các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường có cảm giác khó chịu, nhâm nhẩm đau ở dạ dày, uống thuốc thấy giảm. Một số trường hợp sau khi ăn có cảm giác khó chịu, ợ nóng, khi đi khám có thể bị chẩn đoán nhầm sang viêm dạ dày.

Sụt cân bất thường

Bạn không ăn kiêng nhưng cân nặng vẫn giảm bất thường thì cần nên lưu ý. Nó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 1, bệnh suy tuyến thượng thận… và ung thư dạ dày cũng nằm trong số đó.

Tuy nhiên, quá trình sụt cân này diễn ra từ từ chứ không đột ngột nên nhiều người thường bỏ qua đến khi bệnh chuyển nặng thì rất khó chữa trị. Do đó, nếu cân nặng cứ sụt đều đặn mỗi tháng một ít thì bạn cũng nên đi khám để ngăn chặn bệnh kịp thời.

3. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Bệnh nhân ung thư dạ dày cần tránh những thực phẩm nào?

Có rất nhiều loại thực phẩm cần tuyệt đối tránh với bệnh nhân ung thư dạ dày vì những loại này có thể làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày nhiều hơn.

  • Các loại đồ chua, cay như cóc, xoài, bưởi chua, dấm ớt…
  • Thực phẩm làm hư bề mặt dạ dày như rượu bia, café, chè…
  • Tránh uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày
  • Tránh những thực phẩm quá khô cứng mặc dù bánh mì rất tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn những loại bánh mì mềm, không ăn bánh mì nướng.

Bổ sung các thực phẩm cần thiết cho người bệnh ung thư dạ dày

Thực phẩm giàu protein

Người bị ung thư dạ dày cần được cung cấp thêm nhiều protein từ sữa, trứng và phomai, đối với calo có thể thêm nước thịt và nước sốt thực phẩm. Có thể tăng hàm lượng chất béo của thức ăn bằng cách thêm dầu, bơ để giúp người bệnh tránh các triệu chứng giảm huyết áp đột ngột, có hoặc không có đánh trống ngực, và giảm lượng đường trong máu.

Cần được bổ sung đầy đủ sắt, canxi từ bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì cung cấp canxi; vitamin D trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng; sắt trong thịt đỏ dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô.

Thực phẩm với lượng chất xơ thấp

Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, gây hại cho cơ thể. Các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư

Rau củ quả tươi

Rau củ quả tươi dồi dào hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp tăng cường chất đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Rau củ quả tươi vừa giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể lại đẩy lùi được bệnh tật.

Đậu phụ

Vi khuẩn HP là thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày và dẫn đến ung thư dạ dày. Vì vậy biện pháp để kiềm chế vi khuẩn HP là rất cần thiết. Các nhà khoa học đã tìm ra isoflavone – chất có nhiều trong đậu nành có tác dụng kiềm chế vi khuẩn HP và có khả năng ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển thành ung thư. Nhưng cần lưu ý rằng, những người mắc bệnh dạ dày và đặc biệt là ung thư dạ dày cần tránh những thực phẩm chiên, rán giòn nhiều dầu mỡ. Tốt nhất ta nên dùng đậu phụ tươi, làm các món hấp, luộc, hầm… để đảm bảo cho sức khỏe.

Các loại nấm

Có rất nhiều loại nấm như nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo… không còn xa lạ với chúng ta. Trong nấm có nhiều chất polysaccharide có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư dạ dày. Trong nấm có thêm selen và vitamin D tăng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thêm nấm vào thực đơn món ăn gia đình vừa giúp phòng trừ bệnh ung thư dạ dày lại tăng cường dưỡng chất, sức đề kháng cho cơ thể.

Trong nấm có nhiều chất polysaccharide có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư dạ dày

Ngoài ra người bị bệnh dạ dày nên ăn thức ăn mềm và lỏng cháo, cơm nát và thực phẩm nhạt như bánh mỳ, bánh quy…; các loại khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp. Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; nước lọc, nước khoáng…

Bài viết trên của đã cung cấp thêm thông tin cần biết cho độc giả về bệnh ung thư dạ dày hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc điều trị bệnh và bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!