Tìm hiểu về bệnh viêm họng mãn tính

0
1257

Viêm họng mãn tính là dấu hiệu cảnh báo vòm họng của bạn đã bị viêm nhiễm quá nhiều và có thể gây ra các biến chứng khó lường cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về bệnh nhé!

1. Viêm họng mãn tính là gì?

Viêm họng mãn tính là tình trạng bệnh viêm họng kéo dài, dai dẳng và không đáp ứng điều trị cấp tính.

Bệnh viêm họng mãn tính gây đau rát cổ họng, tái phát thường xuyên hoặc không biến mất. Nếu tình trạng đau họng kéo dài hơn một vài tuần thì có thể là viêm họng mãn tính. Có một số nguyên nhân cơ bản gây viêm họng mãn tính và việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản là gì.

Tìm hiểu về bệnh viêm họng mãn tính
Tìm hiểu về bệnh viêm họng mãn tính

2. Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính

Các bệnh viêm mũi xoang

Viêm mũi dị ứng, viêm xoang… thường khiến cho bệnh nhân bị nghẹt mũi và hay phải thở bằng miệng. Do thiếu độ ấm và độ ẩm lại quá nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho khí lạnh và vi khuẩn, virus xâm nhập và sinh sôi gây bệnh viêm họng mạn tính. Bên cạnh đó những chất dịch nhày chảy từ trên khoang mũi xuống họng cũng rất dễ gây viêm nhiễm.

Dị ứng

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các tác nhân đến từ bên ngoài như phấn hoa, nấm mốc, các hương liệu có mùi thơm nồng hoặc quá hắc có thể gây kích thích sự mẫn cảm của hệ thống mũi, xoang từ đó ảnh hưởng đến chứng viêm họng.

Ô nhiễm môi trường

Khói thuốc lá, thuốc lào, bụi… rất dễ khiến cho hệ thống hô hấp của chúng ta bị kích thích, gây ra phản ứng ho và sổ mũi, tắc mũi. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân nếu thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại do tính chất công việc thì cũng rất dễ bị viêm họng mạn tính.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản GRED là nguyên nhân gây viêm họng mãn tính. Người bệnh sẽ có cảm giác đau ở cổ họng, khàn tiếng, khó nuốt, có cảm giác vướng víu ở cổ họng.

3. Triệu chứng của viêm họng mãn tính

Ho khan

Ho là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu của bệnh. Ho khan hoặc ho có đờm còn phụ thuộc vào cơ địa và giai đoạn phát triển của bệnh, cơn ho thường kéo dài và hay xuất hiện về đêm.

Ngứa họng

Cảm giác này thường xảy ra trong các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm họng do dị ứng. Bạn có cảm giác ngứa khó chịu như đang mắc phải vật gì đó trong họng, vì vậy bạn chỉ muốn khạc ho để đẩy dị vật ra bên ngoài.

Xuất hiện đờm

Dựa vào màu sắc của đờm để bạn có thể nhận biết được nguyên nhân gây bệnh. Nếu như là do siêu vi thì đờm sẽ có màu trắng trong, còn với nguyên nhân là do bội nhiễm do vi khuẩn thì đờm sẽ có màu xanh nhạt.

Sốt

Trong trường hợp bị viêm họng nặng thì sốt chính là dấu hiệu điển hình báo hiệu cơ thể bạn đang bị bệnh. Đồng thời, nếu kết hợp với nhiều triệu chứng ở trên thì chắc chắn bạn đang viêm họng và nên đến bác sĩ để thăm khám.

Đau họng

Đây là dấu hiệu để giúp bạn dễ dàng nhận biết mình đang mắc phải bệnh viêm họng mãn tính. Cơn đau âm ỉ khó chịu, bạn chỉ cần nuốt nước bọt cũng có cảm giác đau tức họng.

Một vài triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng nêu trên thì người mắc phải bệnh viêm họng mãn tính còn có thể xuất hiện một vài biểu hiện khác như: Cơ thể mệt mỏi, kèm theo sổ mũi, hắt xì hơi, khan họng, mất tiếng, chán ăn,….

4. Biến chứng của viêm họng mãn tính

Gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng

Khi bị ap-xe thì người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như bị sốt cao 38-39 độ C, mạch đập nhanh, người sẽ luôn mệt mỏi, nước tiểu ít đi và sẫm màu.

Xuất hiện những triệu chứng đau nhức khó chịu như: Đau họng dữ dội, đau nhói lên trên tai, khi nuốt sẽ bị đau nhiều hơn khiến người bệnh không dám nuốt, nước dãi chảy nhiều ra, có thể thấy bị đau nhức ở vùng cơ hàm.

Há miệng sẽ khó khăn hơn, tiếng nói bị lúng búng, hởi thở lúc nào cũng hôi…

Tình trạng này nếu như không được phát hiện sớm thì khối ap-xe này sẽ dần dần lan xuống các vùng cơ gây ra hiện tượng khít hàm, kèm theo là gây ra khó thở do khối ap-xe lấp kín họng miệng.

Viêm tấy xung quanh amidan

Triệu chứng viêm tấy xung quanh amidan cũng giống với triệu chứng áp xe bên trên, cũng đều xuất hiện vài triều chứng chứng đau gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.

Lúc há miệng cũng sẽ khó khăn hơn nhiều, tiếng nói không còn được như lúc đầu mà thành the thé hơn, hơi thở cũng luôn bị hôi.

Ảnh hưởng đến các cơ quan khác

Tình trạng nếu như để viêm họng hạt kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến những đường hô hấp khác như gây ra viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm phổi, nặng nhất là có thể dẫn tới bị viêm khớp , viêm màng tim…

5. Phương pháp trị viêm họng mãn tính

Ăn một ít tỏi

Trong tỏi chứa allicin, một chất kháng sinh mạnh mẽ, giúp tiêu diệt virut và vi khuẩn. Theo Degelman, cũng có thể ngậm một tép tỏi sống khoảng 5–10 phút đến khi thấy cổ họng có cảm giác ngứa để hạn chế bị nhiễm trùng. Hoặc giã nát tỏi, cho vào trong 1 chiếc nồi nhỏ, thêm vào đấy 1 chút nước và mật ong, đun sôi để tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Uống siro tỏi hàng ngày, chỉ sau 1 thời gian ngắn sẽ khỏi bệnh.

Phương pháp trị viêm họng mãn tính
Phương pháp trị viêm họng mãn tính

Súc họng bằng nước muối

Để việc điều trị đạt hiệu quả, người bệnh cần biết súc họng đúng cách. Trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Sau đó, người bệnh ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo thành tiếng kêu “khò khò” đều đặn. Sau khi đẩy hơi ra hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Cứ khoảng 3 giờ nên súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đem, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.

Sau khoảng vài ngày việc súc họng bằng nước muối sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nếu đang ở đợt cấp kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn.

Sử dụng trà nóng

Trà nóng được biết đến như một loại thức uống rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, không nên uống nước trà 30 phút sau khi ăn các thức ăn giầu sắt và đạm như thịt bò. Với người đang bị viêm họng thì uống nước trà nóng sẽ có tác dụng làm dịu cổ họng cho người bệnh. Nếu có thêm vài giọt mật ong nhỏ vô ly trà nóng thì càng tuyệt vời hơn, mật ong chứa nhiều vitamin sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng. Nếu không thích uống trà hoặc sợ bị mất ngủ thì bạn có thể thay bằng nước chanh nóng, pha thêm mật ong.

Xông mũi họng

Viêm họng cũng thường gây ra các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi và nghẹt mũi. Nếu bạn bị cả các triệu chứng trên thì nên xông mũi họng để dễ thở hơn. Một số loại máy xông mũi họng đang được tin dùng như là máy xông mũi họng của Omron, đây cũng là một biện pháp hiệu quả giúp bạn sớm khỏi cả viêm họng và sốt.

Mật ong

Mật ong không chỉ chứa nhiều vitamin có lợi mà còn có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và phòng tránh nhiễm trùng. Theo các nghiên cứu, mật hoa tự nhiên có hiệu quả hơn sirô ho bởi mật ong có thể bảo vệ cổ họng tốt hơn.

Mật ong là biện pháp chữa trị viêm họng tốt hơn nhờ giúp màng nhầy co lại

Để giảm cảm giác rát họng, có thể rót một tách trà nóng sau đó cho vào 1 thìa cà phê mật ong, cho thêm nửa quả chanh vắt. Chanh là chất một chất làm se, có tác dụng giúp màng nhầy co lại, vì thế món trà này sẽ tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ họng.

Điều trị bằng kháng sinh

Viêm họng mãn tính do viêm amidan thì cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, trị triệt để bệnh viêm amidan. Nếu bệnh amidan tái phát thường xuyên, hoặc đặc biệt nghiêm trọng có thể xem xét cắt amidan.

Trường hợp viêm họng mãn tính do viêm mũi dị ứng được điều trị bằng thuốc xịt mũi, thuốc dị ứng không theo đơn…

Ngậm viên giảm đau họng

Ngậm viên giảm viêm họng giúp kích thích sự tăng tiết nước bọt. Do đó, cổ họng và miệng bạn luôn được giữ ẩm. Hơn nữa, phần lớn viên giảm viêm họng chứa vitamin C, pectin và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.

Bài viết trên của tạp chí đàn ông đã cung cấp thêm thông tin cần biết cho độc giả về bệnh viêm họng mãn tính hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc điều trị và phòng tránh căn bệnh này nhé!

"Chú ý: Thông tin được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua việc tham khảo, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức lý thú"