Những điều cần biết về bệnh lao phổi

0
1067

Lao phổi là một bệnh nguy hiểm cho sức khỏe nhưng mọi người còn biết quá ít thông tin về căn bệnh này. Cùng đọc bài viết để tìm hiểu thêm về bệnh lao phổi nhé!

1. Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Theo báo cáo của Viện Phổi Trung ương, Việt Nam đứng thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Mỗi năm, nước ta có gần 126.000 người mắc lao mới, trong đó có hơn 5.000 bệnh nhân kháng thuốc.

Bệnh lao phổi do một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Đây là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 trong danh sách những bệnh nhiễm trùng gây tử vong trên thế giới. Với những con số trên chắc chắn chúng ta đã có được đáp án cho vấn đề “bệnh lao phổi có nguy hiểm không?”.

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?
Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Bệnh lao phổi chia làm 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Thể lao phổi chiếm 80% các trường hợp mắc bệnh, có khả năng lây truyền sang người khác.

Bệnh lao ngoài phổi gồm nhiều loại như: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp… Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh lao phổi có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

2. Dấu hiệu bệnh lao phổi

Ho

Ho thường là triệu chứng của viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi nhưng ho quá 3 tuần và không đáp ứng thuốc kháng sinh thì phải nghĩ ngay đến bệnh lao phổi.

Đặc biệt, nếu ho ra máu cần phải đi khám ngay lập tức vì không những là biểu hiện lao phổi mà còn của nhiều bệnh khác như viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi, phế quản, áp xe hoặc tim mạch, cao huyết áp, rối loạn đông máu….

Đổ mồ hôi về đêm

Bệnh lao hoàn toàn có thể gây ra chứng mất ngủ do tình trạng ho và sốt kéo dài, kèm theo đó là đổ mồ hôi nhiều về đêm. Đây cũng là một trong những triệu chứng quan trọng cảnh báo bệnh lao mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.

Đau tức ngực

Có rất nhiều lý do khiến bạn bị đau ngực, nhưng đây cũng có thể là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh lao. Nếu bạn đột nhiên cảm thấy đau nhói ở ngực khi thở vào, hít ra thì khả năng cao là bạn đã mắc bệnh lao. Đặc biệt, nếu gặp khó khăn khi thở và phải cố gắng thở mỗi khi lên cơn ho thì hãy nghĩ đến căn bệnh này và đi kiểm tra sức khỏe ngay.

Giảm cân đột ngột

Nếu bạn phát hiện cân nặng đột nhiên suy giảm trầm trọng mà không rõ nguyên nhân, mặc dù đã cố gắng ăn uống lành mạnh và đủ chất hàng ngày mà trọng lượng cơ thể vẫn không thay đổi thì đừng chủ quan. Đây cũng là một dấu hiệu của bệnh lao mà bạn cần đi khám ngay.

Sốt cao về chiều liên tục

Không chỉ ho hay đau ngực, nếu thấy tình trạng sốt cao kéo dài từ ngày này sang ngày khác, đặc biệt thường sốt cao về chiều muộn thì nên cẩn thận. Bạn không sốt cao trong ngày, nhưng cơn sốt này cứ luân phiên suốt nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy chú ý vì có thể vi khuẩn lao đang xâm chiếm cơ thể bạn.

Mệt mỏi thường xuyên

Khi bạn nhận thấy sức khỏe của mình ngày càng suy yếu và chỉ muốn nằm nghỉ ở nhà cả ngày thì hãy coi chừng vì đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lao. Mệt mỏi thường xuyên và cơ thể quá uể oải, không có sức lực chính là một dấu hiệu rõ nét của bệnh lao mà bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

3. Chế độ ăn cho người bệnh lao phổi

Bổ sung các chất dinh dưỡng

  • Kẽm

Do cơ chế hoạt động của các loại thuốc điều trị lao đã gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh dẫn đến chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh nên chọn thực phẩm giàu kẽm như: sò, hến, con hàu, cùi dừa già, đậu Hà Lan, đậu tương, củ cải, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc…

  • Vitamin A, E, C

Đây là những chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc, giúp da khỏe mạnh, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, chống ôxy hóa nhưng người bị bệnh lao lại dễ bị thiếu hụt. Có thể uống bổ sung ở dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ hoặc ưu tiên chọn thực phẩm giàu các vitamin này như: rau tươi có màu xanh đậm, quả chín có màu vàng đỏ như cam, xoài, đu đủ, cà chua, cà rốt chứa nhiều vitamin A, C; gan súc vật và gia cầm, thịt đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển… đều chứa nhiều vitamin D.

  • Sắt

Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở người bệnh lao rất cao làm giảm sức đề kháng, dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch… Cần ăn những thực phẩm giàu sắt như: mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt nạc, gan…

  • Vitamin K, B6

Do người bệnh hấp thu kém, dễ gặp rối loạn tiêu hóa nên khả năng tổng hợp vitamin K giảm, gây trở ngại quá trình đông máu. Các vitamin này có nhiều trong thực phẩm như: gan, các loại rau màu xanh đậm. Dùng thuốc điều trị lao thường phải dùng kéo dài (vài tháng) theo phác đồ chống lao, các thuốc này lại làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B6 dễ gây viêm dây thần kinh ngoại biên, giảm miễn dịch do vậy ngoài uống vitamin B6 dạng dược phẩm bổ sung, người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin này như: thịt lợn nạc, thịt gà, đậu, đỗ các loại, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt…

Những điều cần biết về bệnh lao phổi
Phương pháp trị bệnh lao phổi

Cần đa dạng món ăn

Do thể trạng yếu và tác dụng phụ của thuốc nên người bệnh dễ chán ăn, đòi hỏi phải đa dạng món ăn. Chọn những món người bệnh thích nhưng phải thường xuyên thay đổi để tạo sự kích thích. Nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để người bệnh hấp thu tốt và đầy đủ hơn các chất dinh dưỡng cần thiết.

Kiêng các món ăn có hại cho sức khỏe

Người bị bệnh lao phổ nên kiêng ăn các món cay, kích thích như gừng, bột hạt cải, để tránh tình trạng ho nặng thêm, dẫn đến khạc ra máu.

Tuyệt đối không được uống rượu mạnh, cà phê, hay trà đặc….bởi những thứ này sẽ làm cho người bệnh bị sốt kéo dài, ra mồ trộm, rối loạn thần kinh.

Không nên ăn nhiều rau chân vịt vì loại rau này chứa nhiều axit ôxa lic, khi vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi tạo thành ôxa lic canxi không hòa tan, từ đó gây ra tình trạng thiếu canxi, làm cho người bệnh lâu hồi phục sức khỏe.

Khi có hiện tượng khạc ra máu, bạn phải kiêng ăn mộc nhĩ vì mộc nhĩ làm chậm quá trình đông máu.

4. Phương pháp dân gian trị bệnh lao phổi

Liệu pháp dán huyệt

  • Tỏi 10g, lưu hoàng 6g, bột nhục quế 3g, băng phiến 3g.
  • Tỏi bóc bỏ vỏ, giã nát, trộn đều với các vị thuốc.
  • Đắp lên huyệt dũng tuyền cả hai bên, dùng băng cố định, cách ngày thay thuốc một lần.
  • Vị trí huyệt dùng tuyền: nằm ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân 2 (ngón trỏ) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. Chủ trị chứng khái huyết do bệnh lao phổi.

Liệu pháp ẩm thực

Lươn tươi 1 con làm sạch rồi đem kho với dầu thực vật và tương, ăn tùy thích. Dùng thích hợp cho bệnh lao phổi thuộc thể phế thận âm hư.

Liệu pháp xoa bóp

  • Gừng tươi và quế chi lượng vừa đủ, tán nhỏ, sao nóng rồi cho thêm một chút long não.
  • Chườm ấm lên vùng ngực trước và vùng liên sống bả.
  • Dùng cho những trường hợp bệnh lao phổi có khó thở, vã mồ hôi trộm, ho ra máu.

Liệu pháp tạng phủ

  • Phổi lợn 250g, bạch cập 30g.
  • Phổi lợn lọc bỏ màng máu, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi hầm với bạch cập và một chút rượu vang, khi chín chế thêm gia vị ăn nóng.
  • Dùng cho những trường hợp bệnh lao phổi có ho nhiều, khái huyết.

Liệu pháp trứng gà

  • Trứng gà 1 quả, bách bộ 10g, đường trắng lượng vừa đủ.
  • Trước tiên sắc bách bộ lấy nước, đập trứng gà vào đun trong 2 phút rồi cho đường trắng vào quấy đều, ăn nóng.

Liệu pháp dược khí

  • Cây lang độc, còn gọi là tục tràng thảo, sơn đan hoa… 1kg, đại táo 2kg.
  • Cho lang độc vào nồi đồng, đổ ngập nước, đặt giá hấp rồi đổ đại táo vào, hấp chừng 1 giờ là được.
  • Bỏ lang độc và nước thuốc, đựng đại táo vào lọ để trong tủ lạnh dùng dần, mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 7 quả, dùng kiên trì trong 1 tháng bệnh lao phổi thuyên giảm.

Liệu pháp dược hoàn

  • Mật dê tươi mới vài cái, sữa bột và đường lượng vừa đủ.
  • Đem mật dê cô thành dạng cao đặc bằng lửa nhỏ rồi cho sữa bột và đường vào, trộn đều, chế thành những viên hoàn nặng 0,5 – 1g, sấy kỹ cho thật khô, đựng trong lọ kín dùng dần.
  • Mỗi ngày uống 2g trong 3 tháng là một liệu trình.

Liệu pháp dược tán điều trị bệnh lao phổi

  • Ngô công (con rết) lượng vừa đủ
  • Bỏ đầu và chân, sấy khô, tán bột.
  • Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 con, 1 tháng là một liệu trình điều trị bệnh lao phổi, khoảng cách giữa 2 liệu trình là 1 tuần.

Liệu pháp dược viên

  • Dã cúc hoa, bạch hoa xà thiệt thảo, lá liễu lượng bằng nhau.
  • Đem sắc thành dạng cao đặc rồi sấy khô, chế thành viên.
  • Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 7 viên, lượng thuốc uống 1 ngày tương đương với 30g dược liệu khô chữa bệnh lao phổi.

Liệu pháp dược nhũ trị bệnh lao phổi

  • Hạ khô thảo 1kg.
  • Đem sắc với 2500ml cô lại còn 500ml, cho thêm đường đỏ với lượng thích hợp để tạo thành dạng cao sữa.
  • Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml.

Liệu pháp xông tỏi

  • Tỏi 30 – 35g.
  • Giã nát tỏi, cho vào nồi nhỏ, hâm nóng, lấy giấy bìa cuốn thành phễu, khoét lỗ rồi để cạnh hai lỗ mũi.
  • Hít lấy hơi thuốc trong 30 phút, mỗi ngày 2 lần.

Bài viết trên của tạp chí đàn ông đã cung cấp thêm thông tin cần biết cho độc giả về bệnh lao phổi hy vọng sẽ giúp ích độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhé!

"Chú ý: Thông tin được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua việc tham khảo, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức lý thú"