Thủng màng nhĩ sẽ gây đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, chóng mặt và điếc. Cùng tạp chí đàn ông tìm hiểu nguyên nhân tác hại và phương pháp trị bệnh này nhé!
1. Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ
Nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa)
Nhiễm trùng tai giữa thường dẫn đến sự tích tụ của các chất dịch bên trong tai giữa. Áp lực từ những chất dịch này có thể gây ra thủng màng nhĩ;
Chấn thương khí áp
Chấn thương khí áp là áp lực đè lên màng nhĩ khi áp suất không khí trong tai giữa và áp suất không khí ngoài môi trường mất cân bằng. Nếu áp lực cao thì màng nhĩ có thể bị thủng. Chấn thương khí áp thường được gây ra bởi sự thay đổi áp suất không khí có liên quan đến việc đi máy bay. Các tình huống có thể gây ra những thay đổi đột ngột về áp suất, có thể gây thủng màng nhĩ, bao gồm lặn biển, bị đánh trực tiếp vào tai và tác động của túi khí ô tô.
Âm thanh hay vụ nổ lớn (chấn thương âm thanh)
Âm thanh từ một vụ nổ lớn hoặc đạn bắn là một sóng âm năng lượng cao, có thể làm rách màng nhĩ
Dị vật trong tai
Dị vật nhỏ chẳng hạn như tăm bông hoặc kẹp tóc có thể đâm thủng hoặc làm rách màng nhĩ
Chấn thương đầu nghiêm trọng
Chấn thương nghiêm trọng chẳng hạn như vỡ xương sọ có thể làm hỏng cấu trúc tai giữa và tai trong bao gồm cả màng nhĩ.
2. Tác hại của thủng màng nhĩ
Màng nhĩ bình thường (màng tai) 1 khi bị thủng, sẽ ảnh hưởng đến 2 phương diện: Màng nhĩ có chức năng như một cửa bảo vệ của tai giữa, nó ngăn cách tai ngoài và tai giữa, bảo vệ khoang tai giữa. Rất nhiều loại viêm tai giữa có thể gây ra thủng màng nhĩ, một khi màng nhĩ bị thủng, cả hai bên đều mất đi phòng tuyến bảo vệ, các vi khuẩn, nước bẩn, dị vật có thể từ bên ngoài thông qua lỗ thủng ở màng nhĩ mà vào đến tai giữa gây ra nhiễm trùng.
Khi bị thủng màng nhĩ khiến mủ chảy tại chỗ triệu chứng này không chỉ là biểu hiện của bệnh viêm tai giữa mà nó có thể còn là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm khác. Khi mủ chảy ra thì sẽ làm giảm các triệu chứng đau nhức tai nên người bệnh thường nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên chủ quan không đi khám bác sỹ mà không hề biết rằng bệnh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Thủng màng nhĩ dẫn đến thính lực suy giảm: Âm thanh đầu tiên sẽ gây chấn động màng nhĩ, sau đó từ tai giữa đến chuỗi xương tai rồi tiến vào hốc tai, từ đó dẫn đến phản xạ thần kinh hình thành thính lực. Sau khi màng nhĩ bị thủng, màng nhĩ có chấn động âm nhỏ, các âm thanh bên ngoài khi truyền vào tai trong yếu, thính lực rõ ràng sẽ giảm đi nhiều.
Nếu bệnh biến chứng sang viêm tai tai xương chũm thì sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là viêm tai xương chũm mãn tính có cholesteatoma thì rất nguy hiểm cho tính mạng.
Ngoài ra khi màng nhĩ bị thủng lâu ngày, rất dễ làm tổn thương hệ thống truyền âm làm ảnh hưởng đến khả năng nghe của người bệnh.
3. Phương pháp điều trị thủng màng nhĩ
Vá màng nhĩ
Nếu vết rách hoặc thủng màng nhĩ không tự đóng, bác sĩ tai mũi họng có thể đóng nó với một bản vá giấy. Các thủ thuật có thể cần phải được lặp lại 3 – 4 lần trước khi lỗ thủng được đóng kín.
Phẫu thuật
Nếu vá lỗ thủng không kết quả hoặc bác sĩ tai mũi xác định rằng vết rách không thể chữa lành với bản vá, bạn sẽ được đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật phổ biến nhất được gọi là tạo hình màng nhĩ. Bác sĩ phẫu thuật ghép một bản vá nhỏ của da vào màng nhĩ. Thủ thuật này được thực hiện trên bệnh nhân ngoại trú, nghĩa là bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày làm thủ thuật.
Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cần biết cho độc giả về nguyên nhân, tác hại và phương pháp điều trị thủng màng nhĩ hy vọng sẽ giúp ích độc giả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhé!
"Chú ý: Thông tin được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua việc tham khảo, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức lý thú"