Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nam giới có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh cao. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này nhé!
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn bị xoắn giãn một cách bất thường làm cho tinh hoàn bị chảy xệ. Trên 80% trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra ở bên trái. Giãn tĩnh mạch thừng tinh chiếm 8 – 16% nam giới và khoảng 20 – 40% ở bệnh nhân nam vô sinh.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Do suy van tĩnh mạch tinh dẫn đến lượng máu lưu thông không ổn định. Lượng máu chảy về quá lớn khiến tĩnh mạch tinh hoạt động quá sức gây dồn ứ và giãn rộng.
- Do nhiệt độ ở bìu, tinh hoàn tăng đột biến, gây sự trào ngược chất chuyển hóa từ tuyến thượng thận đến tĩnh mạch tinh, làm ứ đọng tĩnh mạch.
- Một số nguyên nhân khác như do cơ địa của từng nam giới, những vấn đề về mạch máu, hệ thống van tĩnh mạch… Nhiều nam giới thường xuyên đứng lâu, ngồi lâu tại một vị trí hoặc lười vận động cũng có thể gây giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Dấu hiệu của giãn tĩnh mạch thừng tinh
Hầu hết giãn tĩnh mạch thừng tinh không có triệu chứng. Thỉnh thoảng, có thể đau nhẹ hay có cảm giác nặng ở vùng bìu. Đau có thể nhiều hơn vào chiều tối, sau khi đứng lâu, ngồi nhiều hay làm việc nặng. Nếu tĩnh mạch thừng tinh giãn lớn, bạn có thể thấy khối phồng ở góc trên bìu do tĩnh mạch giãn to nổi ngay dưới da.
Mặc dù hiện nay có nhiều chương trình tầm soát cộng đồng ở một số quốc gia phát triển nhưng phần lớn giãn tĩnh mạch thừng tinh ở trẻ em và thanh niên chỉ được phát hiện tình cờ hay hiếm hơn do bệnh nhân than phiền về những khó chịu ở bìu hay sưng bìu. Đau chỉ ghi nhận khoảng 2 – 11%. Trong vài trường hợp hiếm, giãn tĩnh mạch thừng tinh được chẩn đoán sau khi tĩnh mạch vỡ do chấn thương thể thao hay do các chấn thương khác. 15 – 20% bé trai bị tinh hoàn nhỏ kèm theo với giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Phân loại giãn tĩnh mạch tinh
Độ 0: Không có triệu chứng, không quan sát thấy, phát hiện qua siêu âm.
Độ 1: Có triệu chứng khi gắng sức.
Độ 2: Có thể sờ thấy nhưng không quan sát thấy.
Độ 3: Quan sát thấy bằng mắt thường.
Trong thời kì dậy thì, thể tích tinh hoàn có thể tăng từ 2ml lên đến 16ml. Tinh hoàn được xác định là nhỏ khi thể tích chênh lệch giữa 2 tinh hoàn từ 2ml trở lên. Thể tích này được đo chính xác nhất qua siêu âm tinh hoàn. Ở người trưởng thành, giãn tĩnh mạch tinh có chỉ định mổ khi mà xét nghiệm tinh dịch đồ có bất thường hoặc bệnh nhân có vấn đề về khả năng sinh sản. Ngoài ra, cũng có thể chỉ định mổ khi khối tĩnh mạch tinh giãn rất to hoặc triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh. Kích thước của tĩnh mạch tinh giãn cũng là một yếu tố tiên lượng cho chất lượng của tinh trùng và sự phát triển của tinh hoàn.
Tác hại của giãn tĩnh mạch thừng tinh
Gây ra khó chịu cục bộ
Biểu hiện là tức và đau nhói vùng âm nang, biểu hiện rõ khi đứng và khi hoạt động, nằm sẽ đỡ hơn. Còn có thể do bệnh nhân lo lắng và suy nghĩ dẫn đến suy nhược thần kinh, tinh thần bất thường, mất lực, mất ngủ…
Dẫn đến trở ngại chức năng sinh lý
Một số bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, khi bệnh nhẹ không điều trị, dẫn đến xuất hiện những trở ngại chức năng sinh lý: sinh lý giảm sút, khoái cảm giảm, đau khi quan hệ, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…
Ảnh hưởng đến sinh sản nam giới
Theo thống kê y học cho thấy, trong số nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có khoảng 2/3 có thể bị tinh dịch bất thường, làm cho lượng tinh trùng giảm, khả năng hoạt động kém, tinh trùng dị dạng tăng, vì thế dẫn đến vô sinh.
Bác sĩ nhắc nhở giãn tĩnh mạch tinh có thể nguy hại rất lớn đến khả năng sinh sản và chức năng sinh lý nam giới, có thể cướp quyền làm cha của nam giới, nhất định phải đến bệnh viện để điều trị, tốt nhất nên sử dụng phương pháp thủ thuật xâm lấn tối thiểu.
Làm teo tinh hoàn
Một trong những tác hại của giãn tĩnh mạch thừng tinh chính là làm teo tinh hoàn. Bình thường, mỗi tinh hoàn có 1 hệ thống tĩnh mạch xung quanh. Khi tĩnh mạch bị giãn sẽ làm cho sự phát triển về kích thước tinh hoàn của bên đó chậm lại. Khiến nó có kích thước nhỏ hơn so với bên còn lại. Trường hợp này gọi là teo tinh hoàn.
Qua các nghiên cứu của các bác sĩ cũng cho thấy. Tình trạng bệnh càng nặng thì tinh hoàn càng nhỏ đi rõ rệt.
Phòng tránh giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Không nên mặc quần lót quá chật, có chất liệu nilon gây ngứa ngáy và ứ đọng mồ hôi.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín để phòng bệnh.
- Hạn chế tắm nước nóng hay ngâm mình trong nước nóng. Nhiệt độ nóng sẽ khiến các tĩnh mạch giãn nở thêm và do đó sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch bìu.
- Khám sức khỏe một cách định kỳ để có thể phát hiện sớm tình trạng của bệnh giãn tĩnh mạch cũng như giãn tĩnh mạch thừng tinh.
- Tránh nâng các vật nặng, khi hoạt động quá sức sẽ làm tăng áp lực gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn dễ dàng hơn.
Thực phẩm điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Thực phẩm điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh giai đoạn nhẹ
- Thực phẩm nhiều chất xơ, ngũ cốc, vitamin C và E
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây họ cam quýt
- Sử dụng thức uống: trà (trà hoa hòe, trà xanh) thay cho cà phê và rượu bia
Thực phẩm tốt điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh sau mổ
- Đồ ăn lỏng: ăn đồ ăn lỏng trong 1-2 ngày sau mổ, chúng sẽ giúp bạn dễ tiêu hóa và mau lành vết thương
- Chất xơ: chất xơ là thực phẩm rất tốt để ngăn ngừa táo bón, làm thành mạch dẻo dai, chúng có nhiều trong rau lá xanh, ngũ cốc và nhiều loại trái cây…
- Chất đạm, chất béo: chúng giúp mau lành vết mổ do có nhiều chất dinh dưỡng, chúng có nhiều trong thịt động vật, tôm, cua cá (bạn không nên ăn tôm vì chúng sẽ gây ngứa vết mổ), trứng, sữa…, nên sử dụng chất béo từ thực vật thay cho chất béo từ động vật.
Bài viết trên của tạp chí đàn ông đã giới thiệu đến độc giả những thông tin cần biết về căn bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hy vọng sẽ giúp ích độc giả trong việc chữa trị và phòng tránh căn bệnh này.
"Chú ý: Thông tin được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng thông qua việc tham khảo, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức lý thú"