Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh ung thư trực tràng

0
880

Ung thư trực tràng là căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Cùng tạp chí đàn ông tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này nhé!

1. Nguyên nhân gây ung thư trực tràng

Mắc các bệnh đường ruột mạn tính

Các bệnh đường ruột như polyp đại tràng, viêm loét đại tràng,… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương không hồi phục ở trực tràng và dễ biến chuyển thành ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, 90% người mắc ung thư trực tràng có liên quan đến polyp.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học

Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, ít canxi, chất xơ và khoáng chất làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng. Không những vậy, căng thẳng kéo dài, lười luyện tập thể dục thể thao cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh ung thư trực tràng
Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh ung thư trực tràng

Béo phì

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, khi chỉ số BMI của cơ thể tăng 5 đơn vị (so với tỷ lệ BMI là 20 ở người trưởng thành), nguy cơ mắc ung thư trực tràng sẽ tăng 9%. Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng, béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính khác như ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư gan,…

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Những người có người thân mắc ung thư trực tràng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường. Đặc biệt là đối với những trường hợp phát hiện bệnh khi độ tuổi còn trẻ, trước 50 tuổi.

Tuổi tác

Ung thư trực tràng phổ biến ở những người ở độ tuổi trên 50 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi mắc ung thư trực tràng đang ngày càng trẻ hóa.

Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia

Khói thuốc có chứa hàng nghìn hóa chất độc hại. Khi đi vào cơ thể, chúng có thể gây tổn thương đến bất kì cơ quan nào gây biến đổi gen dễ làm xuất hiện các khối u ác tính. Khói thuốc kết hợp với nồng độ cồn ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan hệ tiêu hóa cũng như hô hấp.

2. Biểu hiện của ung thư trực tràng

Tiêu chảy

Đây là một trong những triệu chứng sớm của bệnh ung thư trực tràng. Khi khối u cản trở ruột, nó có thể gây ra táo bón và tiêu chảy xen kẽ do rò rỉ phân lỏng. Biểu hiện này có thể kèm theo các vấn đề khác như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, ói mửa… Vì vậy, bạn cần hết sức chú ý nếu gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài.

Phân hẹp

Nếu bạn phát hiện thấy khuôn phân mỏng, hẹp thì cần cảnh giác. Khi phía bên trái của đại tràng xuất hiện khối u. Khối u làm cản trở lối đi sẽ dẫn đến phân hẹp. Ngoài ra, phân hẹp cũng có thể là do bệnh viêm ruột thừa và ung thư hậu môn.

Thiếu máu

Thiếu máu cũng là biểu hiện của bệnh ung thư trực tràng. Đó là tình trạng cơ thể có số lượng hồng cầu thấp. Khi bị thiếu máu, da sẽ nhợt nhạt, tim đập nhanh hoặc không đều, khó thở, chóng mặt, tay chân lạnh…Thông thường, ung thư ở phía bên phải của đại tràng gây thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, nguyên nhân còn do các khối u bắt đầu chảy máu từ từ vào đường tiêu hóa, gây mất máu theo thời gian.

Táo bón

Đây là biểu hiện tiêu biểu nhất của bệnh ung thư trực tràng. Nguyên nhân là do khối u xuất hiện ở khu vực trực tràng khiến việc đại tiên gặp nhiều khó khăn. Mối liên hệ giữa táo bón và bệnh ung thư trực tràng được công bố trên Tạp chí Phòng chống Ung thư Châu Á Thái Bình Dương năm 2011. Bởi vậy, nếu thường xuyên bị táo bón kéo dài, bạn nên đi kiểm tra ngay để tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt.

Cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục

Cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục. Nhưng lại không đi được có thể là biểu hiện của bệnh ung thư trực tràng. Nguyên nhân có thể là do khối u ngăn chặn ruột và ngăn cản việc đi vệ sinh.

Đau bụng

Ung thư trực tràng thường gây ra đau bụng cho người bệnh. Đặc biệt là phần bụng dưới. Nguyên nhân là do khối u làm hạn chế lưu lượng máu. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy đau bụng hoặc cảm thấy mềm khi chạm vào thì đó có thể là biểu hiện sớm của bệnh ung thư trực tràng.

3. Cách phòng tránh ung thư trực tràng

Thay đổi, cải thiện chế độ ăn

Nên ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên chất, các thực phẩm này có nhiều chất xơ, có thể làm giảm 40% nguy cơ polyp đại tràng. Nên ăn hoa quả có mầu xanh sẫm, vàng đậm hoặc mầu da cam và rau như củ cải Thụy Sĩ, rau bina, dưa đỏ, xoài, quả đấu, khoai lang, rau họ cải bắp, bao gồm cải bông xanh, cải brussel và súp lơ để phòng tránh ung thư trực tràng.

Ăn nhiều các loại hoa quả và rau có mầu đỏ khác như cà chua, dâu tây và ớt đỏ, là hóa chất chống ung thư rất mạnh. Ngoài ra, thử ăn cây họ đậu và thực phẩm từ đậu nành, như đậu phụ hoặc sữa đậu nành.

Hạn chế mỡ, nhất là chất béo no

Thận trọng hạn chế chất béo no có nguồn gốc động vật như thịt nạc. Các thực phẩm khác chứa chất béo no bao gồm sữa nguyên chất, pho mát, kem, dầu dừa và dầu cọ. Hạn chế mỡ toàn phần < 35% lượng calo hàng ngày, 8-10% là chất béo no.

Hạn chế uống rượu

Dùng rượu ở mức từ vừa tới nặng (uống > 1 cốc rượu/ngày đối với nữ và 2 cốc rượu/ngày đối với nam) làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Hạn chế uống rượu có thể giảm nguy cơ, ngay cả khi tiền sử gia đình ung thư đại tràng. Hãy hạn chế uống rượu để chủ động phòng tránh ung thư trực tràng.

Luôn tập luyện và duy trì cân nặng khỏe mạnh

Chỉ cần kiểm soát cân nặng bạn cũng có thể giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Tập luyện thường xuyên có thể giảm một nửa nguy cơ ung thư đại tràng.

Dùng lượng axit folic thích hợp

Bổ sung lượng vitamin B folat hoặc axít folic thích hợp giúp bạn giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Thậm chí những người có tiền sử gia đình bị bệnh có thể giảm nguy cơ bằng cách hạn chế uống rượu và dùng 400 mg axít folic/ngày.

Folat có trong lá rau xanh thẫm như rau bina, đậu, đậu tây và đậu xanh, một số quả và hạt, ngũ cốc đã bổ sung. Phần lớn các multivitamin đều chứa axít folic giúp phòng tránh ung thư trực tràng.

Bỏ thuốc lá, chất kích thích, ma túy

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị cả ung thư đại tràng và ung thư phổi rất nguy hiểm với sức khỏe của cả người hút lẫn người xung quanh.

Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cần biết cho độc giả về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh ung thư trực tràng hy vọng sẽ giúp ích độc giả trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh nhé!